Header Ads

test

Vingroup sắp ra mắt điện thoại Vinsmart. cho tham quan nhà máy sản xuất

Thông tin về Tập đoàn Vingroup làm điện thoại đã xuất hiện từ rất lâu, xuất hiện trên mặt báo cách đây khoảng 6 tháng về việc Vingroup đã mua lại cổ phần của một công ty công nghệ tại Tây ban nha đã tạo nên sự thích thú đối với cộng đồng yêu công nghệ nước nhà. Và không ầm ĩ như các hãng điện thoại thương hiệu khác, Vsmart sẽ ra mắt vào 14/12 tới đây.


Sản xuất âm thầm và chỉ công bố ngày ra mắt đã khiến cộng đồng bỡ ngỡ rất nhiều, chỉ mới khoảng nữa năm thôi vậy mà giờ đây điện thoại Vsmart đã sắp ra mắt, và dự kiến sẽ có 4 chiếc điện thoại thương hiệu Vsmart sẽ diện kiến công chúng.

Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc Vingroup mua lại công nghệ không thực sự tốt vì họ sẽ khó làm chủ được công nghệ đó, nhưng bản thân mình cho rằng mua lại công nghệ là điều tốt, thay vì tự mày mò tìm hiểu và gặp vô vàn khó khăn như Bphone thì với tiềm lực và sự đầu tư chỉnh chu của Vingroup, chắc chắn trong tương lai gần thôi, Vin chắc chắn sẽ làm chủ được công nghệ và tự sản xuất các dòng điện thoại Vsmart kế nhiệm.

Cùng theo chân mod Didu của tinhte.vn tham quan nhà máy Vinsmart hiện đại nhé!

Sảnh đón tiếp của nhà máy Vsmart, với màu chủ đạo cho Logo là màu cam.
Nhà máy sản xuất điện thoại của VinSmart có quy mô rộng rãi nhờ tận dụng quỹ đất xung quanh từ tổ hợp VinFast, do đó là các nhà xưởng, văn phòng đều được làm rất khang trang, tất cả đều xây mới hoàn toàn. Sáng sủa, vệ sinh, ngăn nắp cũng là những ấn tượng đầu tiên với mình khi bước vào khu lắp ráp sản xuất.


Nhà máy Vsmart có rất nhiều các kỹ sư người nước ngoài làm việc.

Do Vin hợp tác với BQ để làm điện thoại nên nhiều kỹ sư người nước ngoài tới đây để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho kỹ sư, công nhân người Việt.

Nói chút về BQ, họ là hãng sản xuất thiết bị điện tử của Tây Ban Nha, những chiếc điện thoại trong lần ra mắt sắp tới của Vsmart được thừa hưởng thiết kế từ điện thoại của BQ. Vin đã mua lại 51% cổ phần của BQ do đó có tiếng nói lớn ở công ty này. Trước đây khi chưa hợp tác với Vin thì BQ thông qua một đối tác thứ 3 để lắp ráp thiết bị, họ đơn thuần chỉ nghiên cứu phát triển, thiết kế.



Như thường lệ khi đi thăm các nhà máy công nghệ cao và cơ khí chính xác thì chúng ta phải đi qua một buồng khử bụi. Thực chất buồng này lắp nhiều quạt thổi để thổi bay bụi bám trên quần áo trước khi vào. Bên trong khu lắp ráp không chỉ nhiệt độ mà độ ẩm, độ sạch không khí cũng phải duy trì ở mức lý tưởng cho máy móc hoạt động và không ảnh hưởng tới các linh kiện điện tử.




Mỗi hãng có một cách làm điện thoại khác nhau, có thể mua linh kiện về lắp ráp, nhờ đối tác làm phần lớn linh kiện, tự đúc khuôn rồi lắp ráp... còn VinSmart họ chọn mua linh kiện để tự lắp ráp. Họ có hẳn dây chuyền riêng để làm bo mạch chủ, thành phần phức tạp và quan trọng nhất trong một smartphone. Nói nôm na thì họ nhập chip, RAM, chip nhớ, IC, các con tụ... về rồi tự lắp trên dây chuyền của mình trên công nghệ SMT (Surface-Mount Technology).

VinSmart có tất cả 3 dây chuyền SMT, đều là dây chuyền dual lane, tức mỗi dây chuyền có hai lane, tổng là 6 lane. Máy móc của dây chuyền SMT này đều được nhập mới 100%, từ các thương hiệu điện tử, cơ khí lắp ráp của Đức, Mỹ, Hàn, Sing... như anh em thấy ở hình bên dưới.


Một băng tải chuyền của Nutek, máy móc đều rất mới, thậm chí là các model mới nhất được đưa về theo đường hàng không để đẩy nhanh tốc độ lắp ráp điện thoại. Đó là mình nghe từ lời chia sẻ của đại diện Vsmart.


Đây là máy gắn chip SMT của Siplace. Bạn thấy từng cuộn tròn như cuộn băng ghi hình ngày xưa không? Nó là một dây các linh kiện chuẩn bị được đưa vào trong máy của Siplace để gắn lên board theo công nghệ SMT đó. Mỗi dây là một con chip, linh kiện khác nhau, mỗi máy Siplace này tải được 40 dây cùng lúc.

Anh em thấy ở đây là các cuộn dây chứa linh kiện, nhiều linh kiện chỉ bé bằng đầu sợi tóc thôi. 

Phía bên trái là một dây chứa những con chip xử lý của Qualcomm, chuẩn bị được gắn lên board. 



Đây là tấm gồm 4 board chuẩn bị được đưa vào, đế này chính là board để gắn các linh kiện, chip... lên để thành mainboard của điện thoại. Toàn bộ 3 dây chuyền với tổng 6 lane là để làm điều này. Chủ yếu là tự động, con người chỉ giám sát cũng như đưa linh kiện đầu vào. VinSmart nói các kỹ sư đều được tuyển dụng với vài năm kinh nghiệm trong khi nhân viên thì sẽ qua đào tạo 2 tuần lý thuyết và 1 tuần thực hành trước khi lắp ráp.


Nhà máy Vsmart sử dụng phần lớn là màn hình HP 23'' trông rất hiện đại và đồng bộ, bên trên là con chuột máy tính hiệu Logi độc đáo.

Theo quy trình của VinSmart, mainboard sau khi được lắp ráp sẽ được kiểm tra qua một máy chụp tia X để xem có lỗi hoặc bất thường nào ở từng lớp, nhóm linh kiện. Đây là một anh kỹ sư người nước ngoài ngồi giám sát, dần dần BQ sẽ chuyển giao và giúp người Việt điều hành máy móc ở đây. 




Ngoài 3 dây chuyền SMT còn có 3 dây chuyền khác để test bảng mạch. Các mainboard sau khi được lắp sẽ đi qua đây để kiểm tra lần cuối. Khu này chủ yếu là các máy móc màn hình để theo dõi quá trình test, con người đứng giám sát.

Ở hình dưới, nếu có bất kỳ lỗi nào, mainboard sẽ được đem ra một nơi gọi là khu vực sửa chữa offline, có lẽ mang ra đây để không ảnh hưởng tới tiến độ chung của dây chuyền. Tại đây, người công nhận sẽ tìm và sửa lỗi của bo mạch chủ thủ công.


Sau các dây chuyền làm bảng mạch là 6 dây chuyền lắp ráp và đóng gói sản phẩm, coi như công đoạn cuối. Hiện tại thì con người làm việc chủ yếu nhưng mình có nghe nói trong tương lai cũng sẽ là tự động, con người được tăng ca hiện tại để đẩy nhanh sản lượng. Như mình nói, Vsmart có lợi thế lớn vì họ thừa hưởng thiết kế của BQ để cho ra điện thoại nhanh hơn, một vài điện thoại có thiết kế, tính năng và cấu hình của điện thoại BQ, VinSmart chỉ tùy biến chút và lắp ráp. Mình chờ mong trong tương lai khi phòng R&D của VinSmart thiết kế ra điện thoại và lắp ráp.





Dây chuyền lắp ráp thành phẩm được bố trí xen kẽ các điểm test từng thành phần trước khi chuyển tiếp để lắp các linh kiện khác. Điều này cũng dễ hiểu để đảm bảo lỗi được phát hiện sớm nhất và khắc phục luôn.









Hai trong số các công đoạn kiểm tra máy sau khi lắp hoàn thiện. Họ có khu drop test và máy kiểm tra độ bền các nút cứng. Mình không thấy có khu test chống nước, có thể máy không có chống nước. Hay phòng test camera mình cũng không thấy. 

Lực lượng an ninh ở tổ hợp Vinfast mặc trang phục rằn ri, chạy xe Rebel trông rất ngầu.

Tổng thể có thể thấy sự đầu tư lớn như thế nào của Vingroup với ước mơ điện thoại thương hiệu Việt của họ. Cùng chờ xem liệu giá bán của điện thoại Vsmart sẽ là bao nhiêu, có phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt không nhé.

Nguồn: Tinh tế

Không có nhận xét nào